1/ Cách trình bày Chữ và số
Chữ viết, số và các kí hiệu ghi trong bản vẽ phải rõ ràng, thống nhất, dễ đọc và không gây nhầm lẫn. Chữ viết và số được quy định cụ thể trong TCVN 6-85
1.1/ Khổ chữ và số
Định nghĩa: Là chiều cao của chữ, số được đo vuông góc với dòng kẻ và tính bằng mm. ( theo tiêu chuẩn TCVN6 -85 quy định khổ chữ như sau: 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40 ) và chiều rộng chữ được xác định tuỳ thuộc vào kiểu chữ và chiều cao của chữ. Cụ thể xem hình dưới đây:
1.2/ Các kiểu chữ và số
- Kiểu A không nghiêng (đứng) và kiểu A nghiêng 75o với d = 1/14 h
- Kiểu B không nghiêng (đứng) và kiểu B nghiêng 75o với d = 1/10 h
Có thể giảm khoảng cách a giữa các chữ và chữ số có nét kề nhau không song song, khoảng cách giữa các dấu chính tả và từ tiếp theo là khoảng cách nhỏ nhất giữa các từ.
a. Chữ cái la tinh
Kiểu chữ B nghiêng và không nghiêng lần lượt hình vẽ số : 1.9 và 1.10
b. Chữ cái Hy lạp
Tên gọi của chữ cái hy lạp được ghi trong bảng sau được thể hiện trong hình sau:
c. Chữ số ả rập và Lam
Chú thích:
- Chữ số La mã L, C, D, M viết theo quy cách chữ cái la tinh
- Cho phép giới hạn chữ số La mã bằng các gạch ngang, được thể trong hình vẽ dưới đây:
2.1/ Cách ghi kích thước
Kích thước ghi trong bản vẽ thể hiện độ lớn của vật thể biểu diễn. Ghi kích thước là một công đoạn rất quan trọng trong khi lập bản vẽ. Các quy tắc ghi kích thước được quy định trong TCVN 5705-1993, Tiêu chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn ISO 129-1985
a/ Nguyên tắc chung
Cơ sở xác định độ lớn và vị trí tương đối giữa các phần tử của vật thể được biểu diễn bằng các kích thước ghi trên bản vẽ, các kích thước này không phụ thuộc vào tỷ lệ của các hình biểu diễn. Ví dụ kích thước thực của vật là 100 mm thì ta ghi trên bản vẽ là 100 .
Số lượng kích thước trên bản vẽ phải đủ để chế tạo và kiểm tra được vật thể, mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ, trừ trường hợp cần thiết khác, kích thước phải được ghi trên các hình chiếu thể hiện đúng và rõ nhất cấu tạo của phần được ghi.
Kích thước không trực tiếp dùng trong quá trình chế tạo, mà chỉ thuận lợi cho việc sử dụng thì coi là kích thước tham khảo. Các kích thước này được ghi trong ngoặc đơn.
Đơn vị đo trên bản vẽ làm m (cho cả kích thước dài và sai lệch), trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo.
Trường hợp dùng các đơn vị khác trên bản vẽ thì phải có ghi chú rõ ràng ( ví dụ : ta ghi đơn vị trong bản vẽ làm m, cao trình đọc làm…). Dùng độ, phút, giây là đơn vị đo góc và giới hạn sai lệch của nó.
b/ Các thành phần kích thước
a/ Đường dóng, đường kích thước và chữ số kích thước
Đường dóng và đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh. Đường dóng được kéo dài quá vị trí của đường kích thước một đoạn bằng 2 đến 3 lần bề rộng của nét đậm trên bản vẽ. Đường dóng và đường kích thước không nên cắt đường khác, trừ trường hợp cần thiết.
Trên mỗi đầu mút của đường kích thước có một mũi tên mà hai cạnh của chúng làm với nhau một góc 300 . độ lớn của mũi tên tỷ lệ với chiều rộng nét vẽ trên bản vẽ (thông thường trong bản vẽ cơ khí lấy chiều dài mũi tên = 2,5mm), hai mũi tên vẽ phía trong giới hạn bởi đường kích thước, nếu không đủ chỗ ta có thể vẽ ra ngoài. Cho phép thay hai mũi tên đối nhau bằng một dấu chấm đậm. Chỉ vẽ một mũi tên ở đầu mút của đường kích thước bán kính.
Dùng khổ chữ từ 2,5 trở lên để ghi chữ số kích thước tuỳ thuộc vào khổ bản vẽ (thông thường ta chọn chữ trên bản vẽ là 2,5mm) vị trí đặt chữ số này như sau:
- Đặt ở khoảng giữa và phía trên đường kích thước, sao cho chúng không bị cắt hoặc chặn bởi bất kỳ đường nào của bản vẽ.
- Để tránh các chữ số kích thước sắp xếp theo hàng dọc ta lên đặt các chữ số sole nhau về hai phía của đường kích thước
- Trong trường hợp không đủ chỗ thì chữ số kích thước có thể được ghi trên đường kéo dài của đường kích thước và ở bên phải.
- Cho phép gạch dưới chữ số kích thước khi hình vẽ không đúng tỷ lệ biểu diễn.
- Kí hiệu kèm theo các chữ số kích thước như sau:
- Đường kính hay bán kính của hình cầu được ghi thêm chữ “cầu”
2.2/ Các loại kích thước
a/ Cách ghi các loại kích thước
Kích thước đoạn thẳng
Trong cách ghi kích thước của đoạn thẳng ta cần chú ý các cách ghi sau:
- Các đường dóng được kẻ vuông góc với đoạn thẳng được ghi kích thước ở dạng nét liền mảnh, đoạn thẳng ghi kích thước thường dài 10mm kể từ đoạn thẳng cần ghi kích thước.
- Đường ghi kích thước là một đường thẳng song song với đoạn thẳng cần ghi kích thước và cách nhau một khoảng là 7 mm. (cách đầu mút của đường dóng là 3 mm)
- Trong trường hợp có hai đoạn thẳng song song và cùng ghi kích thước về một phía thì các đường dóng và đường kích thước không được cắt nhau, đường kích thước bên trong song song với kích thước bên ngoài và cách nhau một đoạn là 7 mm
- Hướng của chữ số ghi kích thước phải theo hướng của đường kích thước.
- Đối với đường ghi kích thước nằm ngang thì chữ số ghi kích thước phải nằm giữa và ở phía trên của đường ghi kích thước.
- Đối với đường ghi kích thước thẳng đứng thì chữ số ghi kích thước nằm về bên trái của nó.
Cụ thể ta có thể xem các ví dụ sau:
Kích thước cung tròn và đường tròn
Kích thước chỉ dây cung, cung tròn, đường kính, bán kính được ghi như sau:
- Đối với dây cung thi ghi như là đối với đoạn thẳng trong hình 1.18
- Đối với cung tròn thì đường dóng vuông góc với day cung, đường kích thước giống cung tròn và cách cung tròn một đoạn 7 mm ( trường hợp phía ngoài còn có các hình chi tiết khác thì cách nét gần nhất một đoạn 7mm) trong hình 1.18
- Đối với bán kính ta không cần đường dóng mà chỉ vẽ đường kích thước có thể xuất phát từ tâm hoặc không cần xuất phát từ tâm nhưng hướng của nó phải đi qua tâm và không được dài quá tâm đến đường tròn, vẽ một mũi tên chỉ về phía đường tròn, chữ số kích thước phải có chữ R có thể đặt ở trong hoặc ngoài đường tròn xem ví dụ trong hình 1.19
- Đối với đường kính ta cũng không cần đường dóng có thể kéo dài hết đường kính với hai mũi tên, hoặc không hết đường kính với một mũi tên, chữ số kích thước có thể đặt trong hoặc ngoài đường tròn tuỳ ý xem ví dụ trong hình 1.20
- Khi tâm cung tròn nằm ngoài giới hạn cần vẽ thì ta có thể vẽ đường kích thước của bán kính hoặc đường kính bằng đường gãy khúc hoặc ngắt đoạn mà không cần xác
định tâm xem ví dụ hình 1.21 - Cho phép ghi kích thước của đường kính của vật thể hình trụ có dạng phức tạp trên đường kính rút ngắn xem ví dụ 1.22
Kích thước góc
Trong cách ghi kích thước góc thì đường dóng chính là đường kéo dài của hai cạnh giới hạn góc, đường kích thước là cung tròn với hai mũi tên chỉ vào hai đường dóng, chữ số có thể được ghi ở trong giới hạn góc hoặc ngoài nhưng nó phải có chỉ số ( o, ‘ , “) để thể hiện ( độ, phút, giây) cụ thể ví dụ trên hình 1.23 sau:
Kích thước hình cầu, hình vuông, độ dốc, côn
Trước các kích thước của bán kính đường kính hình cầu ta chỉ việc ghi giống như hình tròn nhưng thêm vào phía trước một chữ “cầu” . Các kích thước còn lại ta có thể như ở các ví dụ xem trên hình 1.24